Nguyên lý máy nén khí trục vít
Máy nén khí trục vít hoạt động theo nguyên lý thay đổi thể tích. Chuyển động quay với tốc độ lớn từ động cơ làm cho trục vít quay. Hai trục vít quay làm cho thể tích khe hở của trục vít và buồng nén nhỏ dần từ đó tạo ra khí có áp lực hay còn gọi là khí nén.
Có thể nói trục vít là bộ phận chính hay trái tim của máy nén khí. Máy nén khí trục vít có hai loại chính là máy nén khí trục vít có dầu và máy nén khí trục vít không dầu. Máy nén khí có dầu là trục vít ngập hoàn toàn trong dầu. Dầu có tác dụng bôi trơn, làm mát và làm kín các khe trục vít. Máy nén khí không dầu thì ngược lại, trong buồng nén hoàn toàn không có dầu bôi trơn hay làm mát. Do đó khí nén sinh không lẫn dầu hoặc hơi dầu. Tùy từng những ứng dụng cụ thể mà chọn máy nén khí trục vít có dầu hay trục vít không dầu cho phù hợp nhu cầu. Vì máy nén khí không dầu đắt hơn máy nén khí có dầu rất nhiều.
Nguyên lý làm việc của máy nén khí trục vít của hai loại trên về cơ bản là giống nhau. Chỉ có khác nhau về môi chất bôi trơn để chuyển động quay trơn tru và bền hơn.
Máy nén khí có các bộ phận cấu thành của mỗi hãng máy nén khí có cách bố trí khác nhau nhưng máy nén khí trục vít nói chung về cấu tạo và nguyên lý máy nén khí trục vít hoạt động đều giống nhau.
Cấu tạo máy nén khí trục vít
Cấu tạo của máy nén khí trục vít có khác nhau, các bộ phận có vị trí khác nhau tùy vào từng hãng máy. Song mỗi bộ phận, linh kiện cấu tạo nên máy nén khí trục vít đề có chức năng và nguyên lý hoạt động như nhau. Ví dụ như trục vít của máy nén khí trục vít ngâm dầu thì được ngâm hoàn toàn trong dầu để làm mát, bôi trơn, làm kín trong quá trình quay để tạo ra khí nén áp lực cao.
Dưới đây là sơ đồ chung của máy nén khí có thể hiện chi tiết từng bộ phận để các bạn hình dung được hình dạng, cấu tạo, vị trí của nó để có hiểu biết nhất định về máy nén khí trục vít:
Các bộ phận chi tiết của máy nén khí trục vít được liệt kê dưới đây:
– Van cửa hút máy nén khí – Cụm đầu nén – Van một chiều – Van chặn dầu – Bình chứa dầu và lọc tách dầu – Lọc tách dầu – Đường dẫn dầu và hồi dầu – Van áp suất tối thiểu – Van hằng nhiệt – Lọc dầu – Bộ giải nhiệt khí (after cooler) |
– Két giải nhiệt dầu ( Oil cooler) – Bẫy nước ngưng tụ – Mô tơ điện và coupling – Van điện từ ( Solenoid Valve) – Van xả xì – Quạt làm mát + mô tơ – Van an toàn – Cảm biến áp suất – Cảm biến nhiệt độ – Cảm biến quá dòng/ quá tải
|